01

12

Chào mừng bạn đến với ĐẠI TỘC NGUYỄN-(LÀNG TRUNG ĐỊNH) - 大族阮-村中定 Xã Hương thuỷ-Huyện Hương Khê-tỉnh Hà tĩnh Đi khắp thế gian không ai tốt bàng mẹ .Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.Nước biển mênh mông không đong dầy tình Mẹ.Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

TỘC ƯỚC ĐẠI HÔI 1

TỘC NGUYỄN VĂN-族阮文-村中定



Mẫu Công đức Xây dựng Nhà thờ,Xây dựng phong trào của Dòng họ :

Mẫu Công đức cho tất cả những ai về Nhà thờ thắp hương Phụng Tổ : (Có từ 50.000đ đến 500.000đ phân biệt theo loại màu của bìa mặt ngoài )
a- Mặt trong

b,Mặt ngoài :

Tất cả các nguồn đóng góp đều với mục đích xây dựng Dòng Họ,Nhà thờ, ngày càng khang trang , rực rỡ.

(Đoàn Đại Biểu Đại Hội Tộc Nguyễn Lần Thứ Nhất 19/2/2011.photo: Nguyễn Quốc Dũng)


 (Bìa Mặt trước của Tộc ước )


TỘC ƯỚC-GIA PHÁP

       THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
   HẬU DUỆ TỘC NGUYỄN
  LẦN THỨ NHẤT 19/2 Tân mão 2011

*****

PHẦN MỞ ĐẦU

           
Để tỏ lòng tôn kính Tổ Tiên,thực hiện Đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn" và tăng cường mối quan hệ tình cảm huyết thống họ hàng của dòng tộc Nguyễn -Làng Trung định,phù hợp với xã hội mới của đất nước.Đồng thời để kết hợp hài hoà giữa việc Tổ chức  sinh hoạt dòng Họ với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn Hoá  trên địa bàn khu dân cư “ Ông Bà,cha mẹ mẫu mực,con cháu thảo hiền” Đo Đảng khởi xưởng,Nhà nước và UBMT Tổ quốc Việt nam phát động. Ngày 23 tháng 3  năm 2011( Nhằm 19 tháng 2 năm tân Mão) . Toàn Họ đã tiến hành đại Hội Đại Biểu Tộc Nguyễn Lần thứ  nhất. Dưới sự chủ tọa của Tộc Trưởng Nguyễn Văn Công có sự chứng kiến của Chính quyền địa phương . Đại Hội đã thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất  một số quy định về Tộc ước của dòng họ Nguyễn làng Trung định bao gồm  6 CHƯƠNG  19 ĐIỀU như sau :

CHƯƠNG I:

VỀ HUYẾT THỐNG.
Điều 1:

a. Trai hay gái đều là con cháu tộc NGUYỄN Sau khi làm khai sinh, sau đám cưới, cha mẹ gởi bản photocopy khai sinh, giấy hôn thú về Hội đồng Gia tộc để đưa vào Gia phả.
b. Trường hợp con ngoài gía thú, nếu cha mẹ đôi bên muốn xin tộc thừa nhận và có hai người trong tộc xác nhận (bằng văn bản) thì thủ tục như điểm a.
c. Quan hệ trong tộc theo huyết thống, tôn ti trật tự và cách xưng hô theo gia truyền, mọi người cần phải giữ gìn.
d. Trường hợp mất liên lạc từ lâu, nếu có chứng cứ  xác đáng, được  Hội đồng Gia tộc công nhận, thì làm lễ cáo gia tiên, nhận cùng dòng họ.

CHƯƠNG II:

NHÀ THỜ, LỄ, HỘI TỘC.
Điều  2: 
Nhà thờ Tổ của Họ. 
Là nơi thờ cúng các cụ khai sinh ra dòng Họ  từ đời  thứ nhất đến trên đương kim tộc trưởng 3 - 4 đời (các cụ trên ngũ đại)  các bà cô , ông mãnh và các vị trong tộc không nơi thờ tự. Trong lễ cúng tiên thường và chính giỗ Tộc, các gia đình có vị nào tống giỗ cũng trình báo  để đưa vào văn cúng giỗ.

Điều 3: 
Lễ cúng giỗ.
Hằng năm giữ lệ cúng giỗ tại nhà thờ (theo âm lịch) vào các ngày:

Tết Cổ Truyền: Rước ông bà vào 29 tháng Chạp (tháng thiếu là ngày 28). Tiễn ông bà  vào ngày mồng 3 tháng Giêng.
*Giỗ Đức Bắc Thành: mông 2 tháng giêng  (Truyền thống)
*Rằm tháng Giêng.
Tế Xuân (giẫy mả) trước ngày  19/2
*Tế Tố 19/2 (Truyền thống)
*Tết Đoan Ngọ: Ngày mồng 5 tháng 5.
*Rằm tháng 7: (Truyền thống)
Mọi văn cúng phải Việt hóa cho con cháu tham dự được hiểu và đồng cảm. Giảm tối đa các hủ tục như: đốt hàng mã, giấy tiền, vàng bạc.

Điều  4: 
Nhà thờ phái, nhà thờ chi (của các phái, chi có đông con cháu).
Là nơi thờ cúng các cụ trên ngũ đại, từ ông xuất phái, xuất chi trở xuống, chi tiết các ngày giỗ do phái, chi quyết định. Riêng các ngày Tết (Nguyên đán và Đoan ngọ) giống như tại nhà riêng, không nên cúng trước nhà thờ Tộc.

Điều  5: 
Nhà thờ vọng. 
Cụm dân cư nào có đông con cháu có thể lập nhà thờ vọng (hoặc nhà một vị nào đó trong tộc) để sinh hoạt thường niên (vào sáng mồng một Tết). Riêng các kỳ Hội Tộc phải về Nhà Thờ (:Xóm 6 Xã Hương thuỷ Hương Khê Hà tĩnh)

Điều  6: 
Hội Tộc (Giỗ Tộc).
a. Định kỳ 5 năm/1lần theo âm  lịch vào ngày 18 tháng 2,  năm có chữ số 5 hoặc 0 ở hàng đơn vị. Mỗi kỳ Hội Tộc sẽ có ban tổ chức riêng lo việc cúng tế và sinh hoạt.
b. Mục tiêu: Cúng ông bà, tu bổ từ đường, nghĩa trang, bổ sung gia phả, gặp mặt bà con.
c. Phần Lễ: Lễ cúng tiên thường vào 17 giờ ngày 18 tháng 2 năm  (lẻ 5, 10, 15...) và chính Giỗ Tộc 3 giờ sáng ngày hôm sau (19 tháng 2).
d. Phần Hội: Lễ theo nghi thức mới, bắt đầu lúc 9 giờ và kết thúc lúc 10 giờ ngày 19 tháng 2. Các bửa cơm chung toàn Tộc; các sinh hoạt văn hóa; trình diễn văn nghệ và quảng bá các bài viết hay trong Kỷ yếu "Cội nguồn" của Tộc.

CHƯƠNG III:

TỔ CHỨC.
Điều  7: 
Hội Tộc định kỳ 5 năm/1 lần là tổ chức quyền lực cao nhất. 
Quyết định mọi vấn đề trọng yếu của Tộc theo nguyên tắc đồng thuận đa số. Giữa 2 kỳ Hội Tộc, việc điều hành do Tộc trưởng và  Hội đồng Gia tộc thực hiện.
Điều  8: 
Trưởng tộc, trưởng phái và trưởng chi.
a. Tộc trưởng là cháu trai ngành trưởng  của phái cao nhất trong thời kỳ đương đại (trưởng  tộc, kiêm trưởng  phái, kiêm trưởng  chi cả).
b. Trưởng phái là cháu trai ngành trưởng của các ngài xuất phái (tộc có 3 phái) (trưởng  phái kiêm trưởng  chi cả).
c. Trưởng chi là cháu trai ngành trưởng  của các ngài  trưởng chi.
d. Trưởng tộc, trưởng  phái và trưởng  chi, khi nhận nhiệm vụ (trên 18 tuổi) phải làm lễ caó tổ tiên (cổ lễ) và tộc họ (tân lễ) trong kỳ Hội Tộc.
Điều  9: 
 Hội đồng Gia tộc.
Chủ tịch Hội Đồng gia tộc chính thức do Hội đồng gia tộc Bầu ra.Hoặc Hội nghị của toàn Tộc Biểu quyết.
a.  Hội đồng Gia tộc gồm các vị trí đương nhiên gồm trưởng tộc, trưởng phái, trưởng chi đương đại và 11 vị trí bầu chọn (3 vị thuộc hàng trên của tộc trưởng ít nhất 1 đời, 3 vị thuộc hàng dưới của tộc trưởng ít nhất 1 đời và 5 vị ngang đời).
b. 11 vị trí bầu chọn được cử ra trong các lần Hội tộc, giữa 2 kỳ Hội Tộc nếu khuyết vị nào, thì thành viên còn lại trong  Hội đồng Gia tộc đề cử bổ sung.
c. Mọi văn bản của tộc, người ký ban hành đều lấy danh xưng "Thay mặt  Hội đồng Gia tộc".
d. Việc Tộc là việc tình nghĩa; thành viên  Hội đồng Gia tộc không có quyền lợi, do được tín nhiệm hoặc do là con trưởng nên có nghĩa vụ hết lòng phục vụ lợi ích chung của Tộc.
e. Các phiên làm việc của  Hội đồng Gia tộc do Tộc trưởng chủ trì (hoặc người được Tộc trưởng ủy quyền bằng văn bản). Nếu ý kiến chưa đồng thuận ngang nhau, thì ý kiến bên có người chủ trì đồng ý phải được chấp nhận.

CHƯƠNG IV:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 10: 
Quyền.
a. Mọi thành viên trong Tộc (nội, ngoại, dâu, rể) đều có quyền tham gia ý kiến trong những buổi sinh hoạt Tộc, hoặc chuyển đề nghị của mình về Hội đồng Gia tộc.
b. Được khen và ghi công đúng theo sức đóng góp cho Tộc.

Điều  11: 
Nghĩa vụ đối với Gia tộc.
a. Tùy hoàn cảnh và điều kiện sống mà có đóng góp theo nghĩa vụ và tự nguyện nhằm xây dựng các công trình của Tộc đề ra và đã được thống nhất cao trong toàn Tộc.
b. Trong 5 năm, người nào góp cho quỹ Tộc tương đương 1 lượng vàng (nhằm gánh vác giúp nghĩa vụ đối với tộc cho các gia đình quá khó khăn) sẽ được ghi danh vào Sổ Vàng truyền thống .
c. Nam giới  từ 25 đến 65 tuổi (nếu quá vãng, thì vợ được tự nguyện thực hiện thay),
d. Hằng năm góp tối thiểu 50.000 đ (năm chục ngàn đồng) để cúng kỵ  như điều 3. Thu theo hộ theo đinh hiện có như sau :
 *Thu nộp  50.000đ/hộ/năm đối với các hộ nghèo theo chuẩn của nhà nước.
 *Thu nộp  50.000 đ/đinh/năm đối với các hộ có mức sống trên chuẩn nghèo của nhà nước.
*Thu nộp không hạn chế các gia đình giàu tâm huyết với họ,và có ý thức xây dựng gánh vác việc họ  kể cả đột xuất lẫn định kì.

Điều  12: 
Nghĩa vụ đối với gia đình.
a. Luôn tu tâm, dưỡng tính, làm ăn siêng năng, lương thiện, đóng góp xứng đáng cho cộng đồng, cơ quan, đoàn thể vàì tôn giáo (nếu có) của mình.
b. Phải cố gắng nuôi dưỡng, dạy bảo con cái và lo cho con học hành chu đáo.
c. Phải hết lòng chăm sóc ông bà, cha mẹ lúc khỏe mạnh cũng như trong lúc gìa yếu, ốm đau.
d. Các trường hợp ở mục b và c, nếu qúa khó khăn (mồ côi, neo đơn...) thì báo về Hội đồng Gia tộc để được giúp đỡ.

CHƯƠNG V:
VIỆC HIẾU HỶ TRONG VÀ NGOAÌ TỘC

Điều  13
Đám tang con cháu trong Tộc, gia quyến phải báo về cho Hội đồng Gia tộc. Tùy theo tuổi và vai vế trong Tộc mà quyết định hình thức và chi phí phúng viếng phù hợp.

Điều  14:
Đám cưới các cháu trong Tộc, cha mẹ chú rể; cô dâu phải báo tin vui về cho Hội đồng Gia tộc. Quà mừng của Tộc cho con trai là 1 cuốn gia phả có cập nhật tên vợ và ông bà thông gia, quà mừng cho con gái là bức trướng của Tộc.

Điều  15:
Các việc hiếu hỷ mang danh nghĩa Tộc thực hiện, đại diện Hội đồng Gia tộc và một số anh em tham gia, kinh phí trích từ quỹ Tộc, mỗi  lần không quá 100,000d.

Điều  16:  Xây dựng và chi tiêu quỹ Họ

  1. Xây dựng quỹ họ: Việc xây dựng quỹ họ được các thành viên trong họ bàn bạc dân chủ thống nhất, tự nguyện đóng góp. Những người được đóng góp vào quỹ của họ là tất cả các thành viên nam giới của họ NGUYỄN có độ tuổi từ 18 trở lên. Mức này có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhưng phải được tất cả các thành viên trong họ bàn bạc thống nhất. Ngoài ra các con cháu đang sinh sống ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài có thể đóng góp công đức cho quỹ họ. Số tiền không hạn chế
  2.  Chi tiêu quỹ họ: Mọi việc chi tiêu đều phải có kế hoạch và được sự thống nhất của họ Tộc biểu quyết trong các kỳ Hội Tộc hàng năm.
    Quỹ họ được dùng vào các việc sau:
    - Xây dựng, sửa chữa lăng mộ chung của cả họ.
    - Dùng vào việc thờ cúng.
    - Khuyến khích con em trong họ học giỏi đỗ đạt cao.
    - Thăm hỏi người ốm đau,  tàn tật,neo đơn và các đám hiếu hỷ trong Họ mỗi lần  không quá 100.000đ
-Hỗ trợ tiền ăn hàng tháng cho người trông nom ở nhà thờ.Mức Hỗ trợ bằng 0,3 mức lương trung bình tối thiếu hiện hành của Nhà nước.

Điều  17:  Xây dựng trí tuệ,kinh tế,phát triển bền vững  và chất lượng của dòng họ.
             Các thành viên có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ con cháu trong Họ mình vượt đói nghèo,làm giàu chính đáng,bằng cách tạo công ăn việc làm tuỳ theo khả năng của thành viên, trên tinh thần tương thân tương ái.

CHƯƠNG VI:

TÀI SẢN CỦA HỌ  VÀ MỘT SỐ QUY ƯỚC .

Điều  18: 
1.Nhà thờ Họ ,Mồ mả (Nghĩa trang dòng họ.) Ruộng,vườn đi kèm  có tính  hợp pháp. đều là tài sản chung của Dòng họ.
2.Đồ thờ,tín ngưỡng, gia phả ,tâm linh của dòng tộc,  đều thuộc về con cháu trong dòng Họ. Con cháu trong Họ có quyền được xây dựng và hưởng lộc cũng như mọi quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.
Không ai được tự ý bổ sung,hoán vị,xây dựng,trang trí,trồng cây,quay phim,chụp ảnh , đưa tin,cập nhật hoạt động của dòng Họ trên các phương tiện thông tin đại chúng  Khi chưa được thông qua Hội đồng gia tộc.

3. Những quy ước chung:
Trai gái trong Họ tộc không được lấy nhau dưới bất cứ hoàn cảnh nào.
 Con cháu trong Họ tộc khi tổ chức thành hôn, Gia đình có trách nhiệm đưa đôi tân hôn đến Từ đường Tổ, dâng hương bẩm báo Tổ tông ghi ơn công đức. Nếu có công đức được ghi vào sổ vàng công đức. Khi có ngưòi trong Họ tộc về già quy tiên, Gia đình tang chủ đến từ đường khẩn báo tổ tiên, gia ân quy nạp, phụng thờ hương khói.
Những cá nhân và Gia đình thành đạt, nếu có nguyện vọng tri ân Tổ tiên cũng có quyền được dâng hương khuyến cáo vào bất cứ khi nào sau khi đã thông báo cho  Tộc trưởng và người trông giữ Từ đường.

Những kỹ sư, bác sỹ, nhà giáo, nhà khoa học, các quân nhân QĐ, công an, các trưởng phó cấp xã, Trưởng phó phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên, các giám đốc, chủ doanh nghiệp, các đảng viên ĐCSVN được ghi tên trong sổ vàng danh dự.
 Gia phả được bổ sung  theo kì của lễ tộc.
 4. Những điều cấm:
            Để đảm bảo tính nghiêm minh công bằng đoàn kết và tỏ lòng tôn kính Tổ tiên và những người đã khuất. Răn đe những hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín thanh danh Họ tộc quy định:
Nghiêm cấm bất cứ hành vi hay lời nói có tính báng bổ xúc phạm đến nơi thờ tự, mồ mả của những người đã khuất.
Cấm những hành động hay việc làm thái quá gây mất tình đoàn kết anh em họ tộc, làm mất an ninh trật tự xã hội.
Những mâu thuẫn hay tranh chấp trong Họ tộc hay nội bộ Gia đình, trước tiên giải quyết trên cơ sở hoà giải, lấy phương châm " Giọt máu đào hơn ao nước lã,, làm kim chỉ Nam cho mọi hành động. Nếu không giải quyết được sẽ nhờ các đoàn thể, chính quyền, pháp luật can thiệp.
Nghiêm cấm mọi thành viên trong Họ tộc dính vào các tệ nạn xã hội hay vi phạm pháp luật. Nếu bị, biết hối cải ăn năn sửa chữa, Gia đình và Họ tộc hết sức cưu mang và giúp đỡ. Nếu cố tình không hối cải Họ tộc sẽ họp quyết định khai trừ khỏi Họ tộc.

Điều  19: 
Tộc ước này gồm 6 chương 19 điều, sẽ được chỉnh lý trong mỗi kỳ Hội Tộc, mọi thành viên cần nghiêm chỉnh tuân theo và có ý kiến đóng góp tu chỉnh Tộc Ước này trong mỗi lần Hội Tộc để hoàn thiện và lưu giữ về sau.
                                                   
                                       
Hương Thuỷ, ngày 19/2 Tân Mão
ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA
TẠI ĐẠI HỘI  I


 CÁC THÀNH PHẦN ĐẠI DIỆN :
PHỤ BẢN

 MỘT SỐ TÀI LIÊU CẦN BIẾT CỦA DÒNG HỌ
(Văn bản lưu giữ của họ Nguyễn,  viết vào năm 1970)

I SỰ TÍCH NHÀ THỜ

Trước đây , thường hàng năm xuân tự thu thường và các ngày lễ kỷ niệm của Họ ,con cháu thường trụ tập ở Nhà thờ để làm lễ.
Nhà Thờ trước đây xây dựng trong một thửa  vườn rộng ở trước Huyện lỵ cũ.Nhà thờ đã làm lâu đời,lại bị nhiều năm lụt lội,nên đã tu đi sửa lại nhiều lần.Trong thời kì chống pháp (1946-1950) do ảnh hưởng bom đạn của giặc,nhà thờ bị hư hỏng nhiều,lại bị  lụt năm 1950 trôi gãy hẵn.Đến năm 1951 do sự đông ý của cánh cửa ất Họ đã dời nhà thờ cánh của con (Cánh cửa Ất) về tu bổ và xây dựng lại.Theo cha ông truyền lại,cánh cửa ất trước kia đã có  nhà thờ kiên cố,sau bị bọn Tây và tay sai đốt với cớ là Họ có nhiều người tham gía phong trào cần vương chống lại chúng.Cha ông ta mới xây dựng lại cái nhà thờ này.Gỗ tốt.đơn  sơ nhưng rất mỹ quan.Theo bút tích hiện có ở xà ( đòn đông) thì Nhà thờ này được hoàn tất vào năm Đinh Hợi (丁亥) tức là vào năm 1887. Với mục đích để cho con cháu Dòng họ gần xa đi về hương khói cho Tổ tiên.
Kể từ khi giặc Mỹ  đánh phá miền Bắc,bà con trong họ mỗi người sơ tán mỗi nơi ,phần bị giặc đnhs phả ác liệt,nên việc bảo vệ nhà thờ và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm bị gián đọan.
Vào đầu năm nay,ngày 08-01 âm lịch(13/02/1970) con cháu có nhóm họp lại.đồng ý cùng nhau đưa nhà thờ từ Vĩnh phúc về và sửa sang lại.Do sự hảo tâm của con cháu nội ,ngoại,kẻ nhiều người ít,kẻ có của người có công,đến hôm nay căn bản đã hoàn thành xong nhà thờ.
Mục đich tu sửa lại nhà thờ để:
   -Bảo vệ di tich lịch sử của Họ,di tich Văn hóa của cha ông đã xây dựng nên.
   -Hàng năm tổ chức hai ngày lễ kỷ niệm của Họ là ngày giỗ Đức Thỉ Tổ và ngày giỗ Đức Bắc Thành
   Thông qua hai ngày lễ đó,ôn lại tiểu sử con cháu học tập đạo đức tác phong của cha ông,Tổ tiên,học tập tinh thần đấu tranh xây dựng quê hương,tinh thần yêu nước truyền thống cách mạng của tổ tiên để để giáo dục bồi dưỡng con cháu phát huy thành tích,khắc phục những thiếu sót có hại đến danh dự của họ,chấp hành mội chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đặng góp phần  vào công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và cách mạng giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ Quốc.
Làm tại Hương thủy,ngày 26 tháng 3 năm 1970.
tức là 19 tháng 2 năm Canh Tuất

II.SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HỌ NGUYỄN

            Do sự truyền miệng từ Tổ tiên,đời ông qua đời cha đến con cháu,chắt, chiu.Do sự tìm hiểu về gia phả của dòng Họ,do sự tìm hiểu ở các bạc cha chú con sống,nghiên cứu niên đại ở các sử sách.Chúng tôi viết bản tiểu sử này để đời đời lưu lại con cháu học tập những đạo đức tính cao quý của Tổ tiên ta và và tìm hiểu nguồn gốc về họ ta như sau:
            Nhân sinh do Tổ vật bản hồ thiên,uống nước nhớ nguồn,thấy cành là xum xuê,phải tìm đến gốc rễ.Họ  ta trước đây cho rằng là một họ”Nhân cường tộc đại”nghĩa là người đông,họ lớn.Trước cách mạng tháng tám có 235 nhân khẩu (115 nam và 120 nữ)Hiện nay mới thông kê có 283 người (137 nam và 146 nữ).
            Trước nữa thì nguồn gốc không rõ,nhưng theo gia phả để lại thì ông thỉ tổ ta là Nguyễn Công Quy lấy bà Phan Thị Hổ lấy nhau,sinh con để cháu đến bây giò là 14 đời.
“Họ ta có từ  đời Hậu Lê cách đây gần 300 năm và cuối thể kỷ thứ 17 sang đầu thể kỷ thứ 18:”[1] Thỉ tổ ta là ông Nguyễn Công Quy Lấy bà Phan thị Hổ sinh ra được ông Nguyễn Công Quyền, ông Nguyễn Công Quyền lấy bà Phan thị Hưu sinh ra ông Nguyễn Công Khanh, ông Nguyễn Công Khanh lấy bà Trần Thị Xuân và bà  Đặng thị Điệng sinh được ông Nguyễn Nhin Nhượng, ông Nguyễn Nhin Nhượng, lấy bà Đậu thị trọng sinh ra được ông Nguyễn Hữu Thịnh, ông Nguyễn Hữu Thịnh lấy bà Lê thị Lệ mới sinh ra các cánh,cửa sau này tồn tại đến ngày nay,như vậy là ông Nguyễn Hữu Thịnh là ông Thỉ tổ thứ 2 .
A/Cánh cửa Giáp:
Ông Nguyễn Hữu Viên lấy bà Lê thị Vấn sinh ra con cháu hiện còn có:
1-Gia đình ông : Nguyễn Văn Ngụ (Ngụ Bàn con cháu cố Chu)
2-Gia đình ông : Nguyễn Văn Công[2]
3-Gia đình ông : Nguyễn Văn Dao[3]
4-Gia đình ông : Nguyễn Văn Minh
5-Gia đình ông : Nguyễn Văn Thuần(Con cố Thuần)
6-Gia đình ông : Nguyễn Văn Phi(Con cố Thuần)
7-Gia đình ông : Nguyễn Văn Năm (Con cố Thuần)
8-Gia đình ông : Nguyễn Văn Trình (Con cháu ông Minh)
9-Gia đình ông : Nguyễn Văn Trinh (Con cháu ông Minh)
10-Gia đình ông : Nguyễn Vựng (Con Cháu Cố Chu)
11-Gia đình ông : Nguyễn Văn Thục ( Con ông Thục)
12-Gia đình ông : Nguyễn Văn Ngô( Con ông Thục)
B/ Cánh cửa Ất.
Ông Nguyễn Công Hưng lấy bà Đoàn thị Thận sinh ra Ông Nguyễn Tân Huệ. Ông Nguyễn Tân Huệ lấy  bà Ngô Thị Liên mới sinh ra các  4 chi sau đây :
a/Chi I: Ông Nguyễn Thuần Hanh lấy bà Lê Thị Nhiệu hiện còn có các gia đình sau đây:
1-Gia đình anh : Nguyễn Văn Chí (Con cháu cố Tuệ)
2-Gia đình anh : Nguyễn Văn Hùng(Con cháu cố Tuệ)
3. Gia đình anh : Nguyễn Văn An (Con cháu cố Tuệ)
b/Chi II : Ông Nguyễn Hữu Mỹ lấy bà Kiều Thị Thường(tức là cao tằng sinh ra các con cháu còn sông sau đây :
1-Gia  đình anh Nguyễn Văn Thát (Con Cháu Cố Huệ Trường)
2-Gia  đình anh Nguyễn Văn Huê (Con Cháu Cố Huệ Trường)
3-Gia  đình anh Nguyễn Văn Nhỏ (Con Cháu Cố Huệ)
4-Gia  đình anh Nguyễn Văn Chấp (Con Cháu Cố Huệ)
5-Gia  đình anh Nguyễn Văn Điu (Con Cháu Cố Huệ)
6-Gia  đình anh Nguyễn Văn Thành (Con Cháu Cụ Lựu Niên)
7-Gia  đình anh Nguyễn Văn Quý (Con cháu Cụ Lựu)
8-Gia đình ông Nguyễn Kim San (Cánh cố Sô)
9-Gia đình ông Nguyễn Kim Hồ(Cánh cố Sô)
10-Gia đình ông Nguyễn Kim Dự (Cánh cố Sô)
11-Gia đình ông Nguyễn Kim Hạp (Cánh cố Sô)
12-Gia đình ông Nguyễn Kim Thắng(Cánh cố Sô)
*Chi III . Ông Nguyễn Hữu Tục lấy bà lê thị Tiêu( Chỉ) (Tức Khoa) sinh ra con cháu sau đây :
1-Gia đình ông Nguyễn Thúy (Con cháu cố Lài)
2-Gia đình ông Nguyễn Bằng [4]
3-Gia đình ông Nguyễn Què [5]
4-Gia đình ông Nguyễn Hữu Hạnh (mất năm 1953)
5-Gia đình ông Nguyễn Văn Minh[6]
6-Gia đình ông Nguyễn Hữu Huynh [7]
7-Gia đình ông Nguyễn Văn Đệ.[8]
d./Chi IV Cánh Can Hoanh
Ông Nguyễn Hữu Tường lấy bà Nguyễn Thị Lam sinh ra con cháu sau đây :
1-Gia đình anh em Nguyễn văn Tiêu .Nguyễn Văn Diệu,Nguyễn Văn Điu (Cháu cố Lý)
2-Gia đình ông Nguyễn Văn Huề (Cháu cố Lý)[9]
3-Gia đình ông Nguyễn Văn Chương (Chắt cố Lý)
4-Gia đình ông Nguyễn Văn Đề (Con cố Sự )
5-Gia đình ông Nguyễn Văn Tịnh(Con cố Sự )
6-Gia đình ông Nguyễn Văn Nuôi (Con cố Bảng)
7-Gia đình ông Nguyễn Văn Thị (Con cố Bảng)
8-Gia đình Cháu Nguyễn Văn Tịnh(Con anh Song cháu ông Cầu)
9-Gia đình ông Nguyễn Văn Chử[10] (Con cố Bảng)
10Gia đình anh Nguyễn Văn Viên (Cháu ông Sự con ông Đề)
đ /Chi V Cánh cố Duy
1-Nguyễn Văn Vỵ (Tức Ông Vinh)
2-Gia đình  anh Nguyễn Văn Họach
3-Gia đình anh Nguyễn Văn Tứ
 C /Cánh cửa Bính : Ông Nguyễn Nghiêm Thổ (Trực) lấy bà Đặng Thị Tranh sinh ra các con cháu hiện nay còn có:
1-Gia đình Ông Nguyễn Văn Mưu (Con Cháu Cố Đạc)
2-Gia đình Ông Nguyễn Văn Lâm (Con Cháu Cố Đạc)
3-Gia đình Ông Nguyễn Văn  Luận (Con ông Quận)
4-Gia đình Ông Nguyễn Phong (Con ông Phong Tư)
5-Gia đình anh Nguyễn Trân (Cháu Cố Đạc)
6-Gia đình anh Nguyễn Văn Sen
D/Cánh cửa Đinh:
Ông Nguyễn Đắc lấy bà Phan Thị Hẹp sau này không có con trai sinh ra Bà chắt lấy người họ Lê.Do đó sau này họ để con cháu ngoại là ông Nguyễn Lê Hoạch và kế cửa  Đinh.
            Tổ tiên ta các cánh họ đều ở xóm Thượng thôn Trung định (Nay  là xã Hương Thủy) chỉ có toàn cảnh cửa Bính và một hộ (là gia đình cố Chu ở xóm Trung thôn Trung định nay là xã Hương tân[11].Tổ tiên tiên ta toàn là lương chỉ có một hộ theo giáo.Tổ tiên ta chuyên làm nghề ruộng tính cần cù lao động giản dị trong sinh họat.vui vẻ đoàn kết với mọi người.con cháu luôn ăn ở hiếu thảo,với Tổ tiên cha ông,trên thuận dưới hòa,đoàn kết chan hòa tình cảm trong chị em nội cũng như ngoại,sẵn có tinh thần yêu nước nồng nàn tinh thần chống giặc ngoại xâm sâu săc từ trước tới nay. Cuối thể kỷ thứ 18 tức là vào năm 1789 (năm Kỷ dậu) đã có ông Nguyễn Hữu Hộ[12] theo Quang Trung dẹp lọan và tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh.Kể đến sau này,khi bọn Thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta,Tổ tiên ta đã ủng hộ,hưởng ứng  phong trào Cần vương cử Phan đình Phùng.Phong trào cứu nước chông thuế,hoặc tham gia nghĩa quân về mọi mặt.Do đó vào cuối thế kỷ thứ 19 bọn Tây và bọn tay sai đã đót nhà Thờ Họ ta.Bắt một số cha ông ta giam ở Thịnh Lạc.Từ Khi có Đảng,có xô viết Nghệ tĩnh năm 1930-1931 Họ ta có người được kết nạp vào ĐCS Đông dương[13].nhiều bà con đã gia nhập Nông Hội Đỏ.Cứu Tế Đỏ,vào Đội tự vệ ngày đêm luyện tập,làm nhiều nhiệm vụ cho cách mạng  như treo cờ ,rải  truyền đơn xung quanh huyện lị Hương khê vào đêm 22/3 nam 1931.
            Kể từ cụộc Cách mạng  Tháng Tám,Vua chú Họ ta đã gia nhập mặt trận Việt Minh,ủy ban khởi nghĩa cùng với tổng xà xã để cướp chính quyền cách mạng huyện.Trong cuộc chiến tranh chống Pháp có 14 người Bộ Đội.Chông Mỹ có 26 người bộ đôi và  3 người TNXP.Như vậy cho đến nay 1970 đã có 43 nguời Bộ Đội chiếm 15 % nhân khẩu toàn Họ. là 30% so với người lớn. Còn bà con ở lại địa phương cũng tích cực tham gia xây dưng chính quyền,bảo vệ quê hương.làng mạc,xây dựng phong trào HTX.Nhiều anh chị em đi bộ đọi có rất nhiều tiến bộ trong công tác,nhiều người được kết nạp Đảng cũng như thăng quan tiến chức.
            Sau cách mạng tháng Tám toàn họ ta có đựoc đén 38 Đảng viên,có người tham gia chánh phó Chủ tịch[14]ủy viên UB xã,Bí thư các đoàn thể chánh phó chủ nhiệm HTX có người tham gia chủ tịch UB huyện[15]chủ tịch MTTQ Huyện[16] về Đảng có người tham gia Bí thư Đảng ủy xã,Ủy viên thường vụ huyện ủy có 14 người đựoc Huân chương kháng chiến và chiến công,9 huy chương và nhiều giấy khen của huyện,tỉnh
            Về Văn Hóa : Thời chữ hán chỉ có 3 người nhất ,nhì, tam trường.Trước cách mạng Tháng Tám có 3 người đậu sơ học văn bằng.01 người đậu yếu lược,5 người đậu tuyển sinh còn lại là không biết chữ đến 95 %.Bây giờ con em chúng ta 100% đến trường học cấp I,cấpII,cấp III hoặc chuyên nghiệp.Trong Họ có 20 người có trình độ sơ trung cấp như Y tá ,giáo viên.Đặc biệt có 01 em được đi học Công nhân kỹ thuật nước ngòai[17] và 01 em đi học Đại học[18].Những thành tích trên đã làm cho Họ ta có một niềm tự hào rất to lớn.
            Hôm nay chúng ta ôn lại tiểu sử của gia tộc,chúng ta càng tự hào 4 chữ treo ở nhà thờ 光前後”(Quang tiền Dụ Hậu) nghĩa là sáng trước dọi sau.Thường có câu ca dao : “Giấy rách phải giữ lấy lề” nhưng giấy ta vẫn trắng lề ta vẫn bền. Thật là:
有生完天地
不死精神在子
Hữu sinh khí huyết hoàn thiên địa.
Bất tử tinh thần tại tử tôn
Nghĩa đại khái là<Người ta sinh ra chết là hết,chỉ có đạo đức tinh thần là để lại cho con cháu đời sau >*/*
Làm tại Hương thủy ,ngày 26 tháng 3 năm 1970.
(tức là 19 tháng 2 năm Canh Tuất)




********
Tiếp bước Cha Ông ,ngày 19/2 năm Canh Dần 2010 ,với đạo  lý “Uống nước nhớ nguồn”, hậu duệ thế thứ 14,15,16.17 Toàn gia tộc đã thống nhất  quy hoạch trùng tu .Đưa nhà thờ toạ lạc trên thửa đất hiện hữu.Do biến động của giá cả,mức độ khan hiếm về gỗ lạt.Mặt khác con cháu phần đa còn nghèo,còn khó khăn trong cuộc sống. Toàn Họ đã quyết định làm nhà bái đường có kích thước,như : bước gian, vì kèo,khoảng cột lấy nguyên mẫu của nhà thờ gỗ. Còn chiều cao có tăng lên 1 thước(40 cm) để tạo không gian cao ráo,phù hợp với hiện tại. Nhà Bái đường có cột, khung cơ bản làm bằng bê tông cốt thép chịu lực,Tường xây bằng gạch bán phân, lát gạch men đỏ tươi,Mái bằng ngói móc,rui mè ,đòn tay bằng  gỗ táu. (Là một loại gỗ tốt ở quê nhà). Với nét kiến trúc  độc đáo đã đưa Nhà thờ Tộc Nguyễn trở thành một địa chỉ quen thuộc của vùng quê này và hoàn toàn  phù hợp vời chất lượng , kế hoạch đặt ra.
            Về phần kinh tế vật chất ngoài sự đóng góp của con cháu nội,ngoại trong toàn Họ .Điều kiện để bảo đảm  cho sự thành công phải kể đến sự ủng hộ to lớn ,tạo mọi điều kiện của các gia đình lân cận, các cấp,các ngành ở địa phương . Nhiều gia đình đã đóng góp trên 10 triệu đồng bằng tiền mặt hoặc công sức  quy ra tiền mặt như gia đình Ông Nguyễn Văn Tam,ông Nguyễn Văn Bình,Anh Nguyễn Văn Tuấn (Vũng Tàu),anh Nguyễn Văn Bảo,Nguyễn Văn Tịnh (TP Hà tĩnh ),anh Nguyễn Quốc Dũng (Hà nội)Anh Nguyễn Xuân Liễu Thành phố biên Hoà, Anh Nguyễn Văn Lương,Anh Nguyễn Văn Công (TP HCM) …Con Cháu nội ngoại Linh Nguyễn Văn Giao v.v..Đặc biệt Gia đình ông bà Tiến Minh   đã cung  tiến cho Dòng Họ  để xây dựng nhà thờ gần 700m2 đất vườn sử dụng  lâu dài .Ông bà Tích Bát đã  chuyển nhượng 150 m2 ,Ông Bà Kỳ Hoa 100m2 ,Ông Bà Bảy Thịnh 50m2 đất liền kề theo   đơn giá nhà nước hiện hành.Tạo điều kiện cho Dòng Họ  bảo vệ ,tĩnh tại  Nhà thờ.Như vậy cho đến nay khuôn viên nhà thờ ta đã ngót 1000 m2. Đủ cho con cháu dòng Họ ta tụ họp trong các tiết xuân thu nhị kì và các ngày lễ lớn của dòng Họ, đủ điều kiện để xây dựng các công trình phụ trợ khác. nhằm  phục vụ cho hôm nay và mai sau.
Phần Nội thất : Do sự đề xuất  khởi xuởng của anh Nguyễn Quốc Dũng  về hoành phi câu đối bằng gỗ mít,sơn son thiếp  vàng.kinh phí nhóm này do anh Dũng vận động. Đặt hàng tại làng nghề truyền thống Sơn Động Hà tây. Có : Hoành phi  dựa vào tiểu sử nhà  thờ, phục nguyên bản:
光前裕後  ( Quang tiền Dụ Hậu)
(Dịch  : Đời trước tỏa sáng  soi đường cho đời  sau)
Anh  Nguyễn Văn Thái Đồng : 0912121711 .  bái tiến
Vị Trí lắp đặt : Trước bàn thờ Đức Thủy Tổ  (vào vị trí vốn có từ trước)
Câu đối 1 :
福蔭兒孫百世荣Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
  德承先祖千年盛 Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
(Dịch :Được hưởng và phát huy phúc đức của Tổ tiên thì
muôn đời vinh hạnh và thịnh vượng)
Anh Nguyễn Hồng Quân 阮红军 (Đ)  : 0903715763 cung tiến
Vị Trí lắp đặt : Trước bàn thờ Đức Thủy Tổ
Câu đối 2 :
恩德祖宗留刻骨 Ân đức Tổ tông lưu khắc cốt
义情家族守Nghĩa tình gia tộc thủ minh Tâm
(Dịch :Công đức Tổ tiên  và nghĩa tình dòng họ luôn giữ trong sáng)
Anh  Nguyễn Quốc Dũng  : () 0983522925 . cung tiến
Vị Trí lắp đặt : Trước bàn thờ cộng đồng.

Câu đối 3 :                        祖考精神在子孙 (Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
                    恩义存天地 Quân thân ân nghĩa tồn thiên địa)
(Dịch :Ơn nghĩa quân thân còn mãi với đất trời .
Tinh thần Tổ tiên sống luôn trong con cháu)
Vị Trí lắp đặt : Mặt trước  Đường Tổ Phụng 
                                                                     Do ông Nguyễn Xuân Liễu  :(阮春柳)0918089199 . Bái tiến.
 Ngoài ra còn có :

*Bức Đại tự : 堂祖奉 “ Đường Tổ Phụng.”Nhà thờ Tổ được  gắn ở mặt trước nhà gỗ thờ gỗ  .Bức này do thợ mộc làng nghề truyền thống  làngVân Hà Đông Anh Hà nội, đảm nhiệm. Kinh phí  được trích từ kinh phí  đóng góp của con cháu toàn Tộc.
Hai cột chữ hai bên bức đại tự : Tạo tác Đinh Hợi 1887. và Tu tạo Canh Dần 2010. Để ghi nhớ các năm  có dấu ấn của nhà thờ do con cháu Tộc Nguyễn Tạo nên
*Bia đá Gia Phả : Ghi lại tiền nhân  của gia tộc đã khai sinh ra dòng họ Nguyễn-Làng Trung Định và các cánh Giáp ,Ất,Bính, Đinh cùng với vị Tướng Nguyễn Hữu Hộ,thời Quang Trung  mà cha ông ta đã truyền khẩu để lại cho con cháu.
Được sự đồng ý của Họ , theo Nghị quyết cuộc họp Họ , ngày 23-tháng 6 năm 2010: cho phép con cháu Linh Nguyễn Văn Dao  bái tiến ,chịu trách nhiệm  thiết kế  thi công trọn gói  cả nội dung lẫn   kinh phí. Mẫu  dựa trên  một số bia của các Nhà thờ mạn phía Bắc.Nội dung dịch trich dẫn gia phả 1830 , ngắn gọn dễ nhớ về nguồn cội..(Nơi sản xuất : Làng nghề truyền thống Ninh Vân. Tỉnh Ninh bình, Phần dịch thuật do Viện Hán Nôm đảm nhận, nội dung có để tại Nhà thờ). Cũng tại Hội nghị này :Anh Nguyễn Văn Bảo , Anh Nguyễn Văn Tịnh (Thành phố Hà tĩnh)  đã khởi xưởng ,đề nghị  và được Họ chấp thuận , tự vận động kinh phí  ngoài tiêu chuẩn đóng góp để  bái tiến toàn bộ bàn thờ (gồm Bàn thờ Tổ,bàn cộng đồng,bàn thờ tả hữu.)  sản phẩm được làm bằng gỗ lim , thiết kế của con cháu trong họ và được chế tạo tại xưởng mộc Phúc Thịnh  thị trấn huyện Hương Khê.

Hội nghị bất thường mở rông ngày 10/7/2010 quyết định vị trí , ngày, giờ ,lắp đặt bia đá,các thủ tục khác  nhằm phục vụ cho ngày khánh thành .Cũng trong phiên họp long trọng này toàn thể đại biểu đã nhất trí lựa chọn gia đình Anh Nguyễn Văn Lương (Thành phố Hồ Chí Minh)  được bái  tiến toàn bộ phần trang trí mái nhà bái đường : Lưỡng long chầu nguyệt,Tứ long ngự thế trị giá trên 10 triệu đồng.

            Ngoài ra  các câu đối có tính chất chúc xuân,thời sự khác  trang trí mĩ quan,có tính giáo dục  con cháu trong dòng Tộc do Ban Văn Hoá Thông Tin của Họ tạo chủ đề và in ấn trong mỗi kì đại hội.

            Định vị các hoành phi ,câu đối,Bia đá  và toàn bộ vật dụng trong nhà,trên mái đã  được tiến hành đúng thủ tục truyền thống của dòng Họ <Âm dương đồng thuận.>
            Ngày 19/2 năm Tân Mão  2011. Hội Họ lần thứ nhất : Các đại biểu đã thống nhất một số nội dung  cơ bản   sau :
*Hoàn toàn nhất trí và đưa Tộc ước vào thực hiện kể từ ngày: 19/2năm Tân Mão.
 Và Tiếp tục:
1.      Cập nhât và Hoàn chỉnh Gia phả  đến trước ngày  19/tháng 2 năm tân mão 2011.
2.      Định vị khuôn viên khu thờ tự. (Kể cả giấy tờ Quyền sử dụng đất)
3.       Hoàn chỉnh Phần xây dựng Từ đường.
4.      Trồng cây theo quy hoạch.
5.      Triển khai và  xây dựng  các hạng mục công trình phụ trợ.
6.      Kêu gọi Con cháu trong trong Họ tiếp tục đóng góp kinh phí  dưới hình thức tự nguyện để hoàn chỉnh công trình  và các hạng mục công trình phụ trợ trong  thời gian sớm nhất.Lấy thành tích Dâng lên tổ tiên trong kì đại hôi Tộc - vào năm 2015.

Một số Địa chỉ , số liên lạc mới cấp nhật.

HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ
NGUYỄN  –  LÀNG TRUNG ĐỊNH
(QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/QĐGT NGÀY 08/07 CANH DẦN)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HĐGT
NHIỆM KỲ 2010 – 2015


STT

HỌ VÀ TÊN

CHỖ Ở
 HIỆN NAY

ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC

CHỨC VỤ
 ĐÃ QUA
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Nguyễn Văn Công
Nguyễn Văn Chí
Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Duy Tân
Nguyễn Văn Tam
Nguyễn Văn Thanh
Nguyễn Văn Bình
Nguyễn Văn Tịnh
Nguyễn Văn Quân
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Văn Niệm
Nguyễn Văn Lục
Nguyễn Văn Tứ 
Nguyễn V. Nguyên
Nguyễn Sỹ Hùng
Nguyễn Xuân Nuôi
Nguyễn Xuân Liễu
Đ6ị 6 Hương Thủy
TP Vinh – Nghệ An
Đội 6,Hương Thủy
Đội 5,Hương Thủy
TT Hương Phong
Đội 6,Hương Thủy
Xóm 12 Phúc Đồng
TP Hà Tĩnh
Đội 5 Hương Thủy
Đội 6 Hương Thủy
Đội 6 Hương Thủy
Đội 6 Hương Thủy
Đội 6 Hương Thủy
TT Hương Phong
Đông Anh - Hà nội
TP Đà nẵng-Q nam
TP Biên hòa,Đ nai

0977.247.846
0383.596.495
0977.247.846
0986.309.782
0912.732.025
0166.6622.585
0168.5393.494
0979.767.929
0976.237.114
0165.3604.868
0979.801.675
01692042294
Chưa có
Chưa co
0913.046.462
0913.405.038
0918.089.199
Tộc trưởng
Chủ tịch HĐGT
Trợ lý tộc trưởng
TB Tài chính,k toán
TB Kiến thiết
TBan Tế Tự
TBan VHTT
Tiểu ban LL- TP Hà tĩnh
TB Hậu cần,th quỹ
Giám sát thi công
Giám sát thi công
Giám sát thi công
Cánh cố Duy
Phú Phong
TB liên lạc miền Bắc
TB liên lạc miềnTrung
TB liên lạc miền Nam




-o0o-




PHẦN GHI CỦA GIA ĐÌNH
VỀ LIÊN QUAN ĐẾN  HOẠT ĐỘNG DÒNG  HỌ

*************
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


族约
大族阮文- 中定--鄕溪县














TỘC ƯỚC
§¹I TéC NGUYÔN V¡N LµNG TRUNG §ÞNH -TæNG CHU LÖ HUYÖN  H¦¥NG KH£















ĐẠI HỘI TỘC NGUYỄN VĂN LẦN THỨ NHẤT
19 THÁNG HAI NĂM TÂN MÃO 2011
 (Bìa mặt sau của Tộc ước)



       Đây là một trang Tộc ước của các Cụ nhà ta mà tôi tâm đắc nhất .Trong đó có điều cấm mọi ngưòi đến nhà thờ "tủy  tửu ngôn" "ngôn từ do say rượu mà có. Và trong này còn có  câu đề mục :"Tộc Nguyễn- Làng Trung định-Tổng chu Lệ-Huyện Hương Khê "  Để rồi ta còn ngẫm nghĩ nhiều về cái tên yêu quý độc nhất vô nhị này.ở thuở sơ khai. Còn bây giờ thì "Nguyễn Văn" như tên ta gọi có phù hợp không.Ở Hương Tân cũ cũng có "Nguyễn Văn" Xuân là một Họ đó .Theo tôi thì chính chữ Văn này  có người cũng không đồng ý với cái tên này lắm. .Và đã sinh ra không ít rắc rối cho cộng đồng cùng huyết thống.Từ xưa các cụ từ thuỷ tổ đến đời thứ 10  đa số  tên đệm  Hữu.  Và sau  những năm 1789 lại đây mới chuyển về tên đệm là Văn.,Hữu,Duy,Kim,Quốc, Sỹ,  Phan Bảo Đặng,Vũ,Võ (tên đệm là Họ Mẹ ) VV.. Nhưng chưa ai nhầm về gốc rễ cả. Vậy có phải bây giờ    ta mới có tộc ước đâu. Các bạn ?

[1] Thủy tổ ta  Ông Nguyễn công Quy sinh ra  cách năm 1830 (Năm ra đời quyển gia phả ) là 11 đời tương đương với 330năm mới chính xác. Tức vào khoảng 1470 hay nói cách khác vào cuối thể kỷ thứ 15 sang đầu thể kỷ thứ 16.khi đó mớ quan niệm là gia đình.Về sau nhân khẩu tăng dần đến khi phân chi phân cánh mới có nghĩa là họ từ ông thỉ tố thứ hai là Ông Nguyễn hữu Thịnh lấy bà Lê thị Lệ  thì hình thành Họ Ta (ND)
[2] Tên thương goị ông Công Soa
[3] Tên thường gọi là ông Dao Thừa
[4] Thường gọi là ông công Thành
[5] Còn gọi là ông Tính
[6] Hiện sống ở Phú Phong
[7]  Hiện sống ở Phú Phong
[8]  Con ông Huynh Hiện sống ở Phú Phong
[9] Ông   Đóng
[10] Ở Hương Điền Vũ quang Hương Khê
[11] Thời điểm 1970
[12] Chức vụ cũ của đời Nhà Nguyễn  Tướng sĩ lang thừa  lệ trị điện  cai đội  về sau Nhà Tây sơn phục chức : Bắc thành đại tướng hùng uy nguyên phục chi Thần

[13]  Thầy giáo  Nguyễn Văn Đề
[14] Ông Nguyễn Văn Luận
[15]  Ông Nguyễn Kim Dự
[16] Ông Nguyễn Kim Hồ
[17] Cháu Nguyễn Sỹ Hùng (Nguyễn Văn Hùng) con ông Nguyễn Văn Dao(Tức Thừa)
[18] Cháu Nguyễn Thị Nam Con Ông Nguyễn Kim Hồ